7 BỐ THÍ



Bố thí được hiểu là sự cho đi, được đón nhận và tạo lập giá trị.

LÃO NÔNG VÀ THIỀN SƯ

Có 1 người nông dân cuộc sống nghèo khổ sau nhiều năm siêng năng làm việc, ngày đó ổng chưa lý giải được cuộc đời của ổng. Ông mới đi gặp hỏi vị Thiền sư.

Nông dân: Thưa Thiền sư, tôi siêng năng làm việc mà tại sao tôi vẫn nghèo?

Thiền Sư cười và trả lời: Tất cả những người giàu có thì người ta có phước báu người ta mới giàu, có phước có phúc mới giàu có, nên là ông không có phước hoặc là không có phúc nên là ông không có giàu.

Người nông dân: Vậy thì làm sao để tôi có phước?

Thiền Sư: Phước báu của con người do họ bố thí thì có.

Nông dân: Trời ơi, tôi nghèo quá, miếng ăn còn không đủ sao tôi bố thí?” mà chỉ có bố thí mới tạo phước hả Thiền sư?

Thiền Sư: Đúng rồi, chỉ có bố thí mới tạo phước, nếu không có phước từ đời trước thì đời này cần tích lũy phước đời này.

Nông dân: Vậy không bố thí thì không có phước, còn không có phước thì nghèo, nghèo thì không có tiền để bố thí, mà không có tiền để bố thí thì không có phước, mà không có phước thì lại nghèo?

Thiền sư cười: Tại vì ông bị chấp niệm, ông nghĩ bố thí là chỉ có tiền bạc, nếu mà ông hiểu được bố thí con người không chỉ có tiền, ông chỉ cần làm được “7 Bố Thí” này thôi là cuộc đời của ông sẽ chuyển hóa tốt đẹp. Đó là:

- NHAN THÍ: Bố thí nụ cười

- NHÃN THÍ: Bố thí ánh mắt yêu thương, chứa đựng sự chuyển hóa con người.

- NGÔN THÍ: Bố thí lời nói mang lại sự vui vẻ, trí tuệ, niềm tin, hy vọng cho con người. --> Lời nói có tính chất khen ngợi, khích lệ, xây dựng, khẳng định.

- PHÒNG THÍ: Bố thí lòng bao dung. (Phòng là sự chứa đựng)

- TÂM THÍ: Bố thí sự trân trọng – biết ơn

- THÂN THÍ: Bố thí hành động nhân ái

- TỌA THÍ: Bố thí vị trí ngồi, chuyển giao và giúp người quy trình thành công, hạnh phúc,…

Nhận xét

Kiến thức nội tâm

THAM TƯỞNG ĐỜI NGƯỜI

TRIẾT LÍ GIÁO DỤC TẬN GỐC

NGƯỜI GIÀU THỂ CHẤT

LÀM CHỦ CUỘC ĐỜI

NGƯỜI GIÀU VẬT CHẤT

NHAN THÍ - BỐ THÍ NỤ CƯỜI

GIÀU TOÀN DIỆN