NGƯỜI GIÀU THỂ CHẤT

 

NGƯỜI GIÀU THỂ CHẤT

+ 3 Giá trị vật chất của một người có thể nhìn thấy, cảm thấy, cảm nhận và nhận biết bên ngoài gồm có Năng lực, Thể chất và Vật chất.

+ 4 giá trị Phi vật chất của một con người là Trí tuệ, Tâm thái, Nhân cách và Phẩm chất.


NGƯỜI CÓ THỂ CHẤT TỐT LÀ NGƯỜI CÓ ĐỦ 5 YẾU TỐ


SỨC MẠNH người có sức mạnh không phải là người nâng lên mạnh mẽ mà là người buông xuống nhẹ nhàng”

SỨC BỀN

DẺO DAI (mở được hết các khớp)

THĂNG BẰNG (có thăng bằng tĩnh, thăng bằng động)

TỐC ĐỘ 


SỨC KHỎE

Theo tổ chức Y tế Thế giới (W.H.O): Sức khỏe là Trạng thái thoải mái toàn diện về Tinh thần - Thể chất và Xã hội (chứ không phải là một cơ thể không có bệnh hay không có thương tật). 

Sức khỏe đóng vai trò trụ cột trong cuộc sống của con người.

6 QUAN NIỆM CHUẨN VỀ SỨC KHỎE 

- Sức khỏe là ưu tiên số 1
- Dùng kiến thức định hướng sức khỏe
- Sức khỏe cần bảo dưỡng
- Bác sĩ tốt nhất là chính mình
- Sức khỏe đến từ nhà bếp
- Sức khỏe là tổng hòa của nhiều yếu tố 

1. Sức khỏe thể chất:

Là chất lượng thân thể con người, sức khỏe thể chất bao gồm:

Thể hình

- Hình thái cơ thể (các chỉ số cơ thể và tỉ lệ giữa chúng), cấu trúc cơ thể (tế bào - tứ đại, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể)

- Khả năng chức năng (Năng lực vận động):

- Tố chất vận động và tố chất thể lực (sức mạnh, sức bền, sức nhanh, dẻo dai, thăng bằng).

- Khả năng thích ứng (Sức đề kháng): Là năng lực thích ứng với môi trường, sức đề kháng.

2. Sức khỏe Tinh thần:

- Giàu Trí tuệ (nhận thức nội tâm luôn đứng trên vấn nạn phát sinh)

- Giàu tâm thái (An vui, Bao dung, Trân trọng biết ơn)

- Giàu năng lực (Quan niệm, Quan hệ xã hội, Chuyên môn).

3. Sức khỏe Xã Hội:

Là sự kết nối hòa hợp với cả 4 động lực sinh tồn (bản thân, gia đình, tổ chức, xã hội)

Người có sức khỏe xã hội là người giàu tâm thái (An vui, Bao dung, Trân trọng biết ơn) về con người, giàu Phẩm chất (Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín), Giàu Nhân cách (vui vẻ, niềm tin, hy vọng, trí tuệ, trân trọng biết ơn, yêu thương, bao dung, khiêm tốn, chân thật), giàu năng lực (Quan niệm, Quan hệ xã hội, Chuyên môn).

Các mức độ kết nối mối quan hệ xã hội:

1. Quen biết (Biết một thông tin)

2. Quen thuộc (Biết nhiều thông tin)

3. Quý mến (Cảm giác vui vẻ)

4. Tin tưởng (Cảm giác an toàn)

5. Thân thiết (Tin tưởng toàn diện) => Giữ mãi sự thân thiết (đồng hành cùng mục tiêu)

Các mối quan hệ xã hội đóng vai trò trụ cột trong cuộc sống của con người.

# WiT

# CongDongHanhPhuc.vn

Nhận xét

Kiến thức nội tâm

THAM TƯỞNG ĐỜI NGƯỜI

TRIẾT LÍ GIÁO DỤC TẬN GỐC

LÀM CHỦ CUỘC ĐỜI

TRƯƠNG LAM SƠN, NGƯỜI ĐAM MÊ CÁI ĐẸP

NGƯỜI GIÀU VẬT CHẤT

NHAN THÍ - BỐ THÍ NỤ CƯỜI