TÁI THIẾT CUỘC ĐỜI



I. NHÌN NHẬN THỰC TẾ
Cuộc sống không nhiều cơ hội nhưng đầy thách thức, vậy nên chúng ta cần lựa chọn trãi nghiệm sống như thế nào cho xứng đáng với phiên bản ta mong muốn vì chỉ có một đời để sống.
Sự thật là chúng ta đang trên đường tiến về cái chết từ lúc sinh ra trên cỏi đời này.
Cho nên, tranh thủ tận hưởng, bồi dưỡng, trân trọng và biết ơn những gì đang có từ sức khoẻ, gia đình, phát triển năng lực, sự nghiệp, tài chính, mối quan hệ xã hội, tinh thần, đức tin,…
II. THIẾT LẬP MỤC TIÊU CUỘC ĐỜI NGHỈ HƯU
Ai cũng ước muốn nghỉ ngơi, an nhàn - vui thú điền viên khi về già. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi các khía cạnh trong bánh xe cuộc đời phải tròn trịa.
1. Có sức khỏe tốt để làm nhiều việc mình muốn.
Hãy tập luyện thể dục thể thao, ăn uống khoa học, ngủ nghỉ đủ giấc, khám và theo dõi sức khỏe định kỳ,…
2. Có gia đình hạnh phúc khi trên dưới thuận hoà, con cái được giáo dục đúng cách, có sự thấu hiểu chia sẻ để cư xử đúng, mối quan hệ anh chị em và cha mẹ tốt đẹp, tôn trọng, yêu thương,…
3. Có năng lực tự học để nghiên cứu kiến thức mới, cầu thị, học qua sách vở, người giỏi, nền tản số,…
4. Có Sự nghiệp vững vàng khi có năng lực tự thân về chuyên môn, kỹ năng, mối quan hệ xã hội tốt đẹp, kinh nghiệm,…để hướng đến đạt các mục tiêu.
5. Có Tài chính phục vụ nhu cầu bản thân từ hệ quả của sự nghiệp vững vàng. Khi chúng ta có nhiều tiền thì chúng ta có nhiều lựa chọn như nhà cao cửa rộng, con cái học trường tốt hay du học, ăn ngon mặt đẹp hay chu du khắp nơi mà không mấy bận tâm về Tiền.
Hãy lập mục tiêu tự do tài chính trước tuổi nghỉ hưu để khi không làm việc thì tiền hàng tháng vẫn có để chi tiêu theo nhu cầu bản thân. Có nhiều nhà đất cho thuê, nhượng quyền thương hiệu, tiền gửi ngân hàng,…
6. Có mối quan hệ xã hội tốt đẹp là Nguồn vốn xã hội, là đòn bẫy tài chính và cơ hội làm ăn vì lợi ích chung. Chúng ta hay gọi người ngoài xã hội giúp đỡ mình là Quới nhân. Họ sẵn lòng giúp mình chỉ khi mình đáng tin tưởng và có năng lực.
7. Có tinh thần minh mẫn trong một cơ thể khỏe mạnh - thần thái tốt, suy nghĩ tích cực, lòng thương người, bao dung, khám phá thế giới nhiều nhất có thể từ văn hoá, con người, ẩm thực, phong cảnh,…
8. Có Đức tin dựa trên các giá trị hay nguyên tắc sống tốt đẹp cho mình và cho người. Ví dụ Kinh doanh phải tử tế, chất lượng phải đúng như cam kết, dịch vụ phải từ tâm; Đối xử với người phải chuẩn mực trong phạm trù đạo đức và luôn biết sửa mình khi lạc lối; Kiếm tiền không phải bất chấp, dành giựt mà hãi tạo giá trị cho xã hội để mình được thụ hưởng từ đó.
Nên nhớ, tài sản vật chất vô hình nhiều vô kể và mình có năng lực “đón nhận”.
Cuối cùng, Luật nhân quả luôn song hành trong cuộc đời mình nên hãy tránh Điều ác, Khẩu nghiệp nói điều không đúng gậy họa cho người khác,…Hãy sống để yêu thương và được yêu thương.
22.12.2021

HPG
Bài tiếp theo sẽ là rõ:
1. Đọc vị bản thân qua phân tích SWOT
2. Vẽ bánh xe cuộc đời mình
3. Mục tiêu cuộc đời cho từng chặn đường đời
4. Phương pháp thực hiện và chương trình hành động
5. Có đánh giá kết quả và hiệu chỉnh kế hoạch cuộc đời mình.
Chúc tất cả chúng ta có cuộc đời đáng sống.

https://www.facebook.com/groups/876156366658366



Images

GIẢN CÁCH XÃ HỘI TẠI SÀI GÒN NHỮNG NGÀY CUỐI THÁNG 9.2021


Dạo một vòng như thể Chim sổ lồng luôn anh em. Sướng gì đâu và mong đợi Saigon mau quay lại cái thời đông đúc, khói bụi, ồn ào,...Nghe nghịch lý nhưng lại là sự thật trong giai đoạn giản cách với bao hệ lụy sức khỏe, an sinh, giao thương, tương tác cộng đồng xã hội, học hành,...đều bị ảnh hưởng nặng nề.

Cầu mong mọi người dân luôn bình an vượt qua đại dịch.

Và Vaccine là cứu cách cho chúng ta vì không thể mãi giản cách với bao hệ lụy.



Saigon những ngày cuối tháng 9.2021.

HPG

Images

QUẢN TRỊ CUỘC ĐỜI VÀ CHIẾN LƯỢC HIỆU QUẢ

 Có bao giờ bạn tự hỏi, "Tôi có bản kế hoạch cuộc đời" một cách bài bản và đầy trách nhiệm với chính mình? Phần nhiều trong xã hội lười tư duy, thích cái có sẵn để hưởng thụ mà không biết rằng ngày qua ngày cuộc đời mình bị người khác và công nghệ dẫn dắt, lãnh đạo mà không biết. Họ có thể dành phần lớn thời gian trong ngày để lướt mạng xã hội chỉ để chít chát, game không giới hạn nhưng đời họ ra sao thì thiếu kế hoạch rõ ràng. Lười đọc sách, nghiên cứu kiến thức nhân loại trên mạng cũng là một bệnh rất lớn của xã hội. Tại sao vậy? Họ có mục đích sống rõ ràng hay thức tĩnh Kế hoạch cuộc đời mình?



Quản trị cuộc đời không chỉ là quản trị hiệu quả bản thân mà còn giúp chúng ta quản trị mọi việc trong đời sống xã hội, quản trị doanh nghiệp, quản trị đội nhóm, hoạt động xã hội,...Ý nghĩa lớn nhất là hình thành văn hóa quản trị tự thân để hòa nhập trong một thế giới ngày càng văn minh và thịnh vượng.

Vì lẽ đó, tôi muốn xây dựng Diễn đàn Quản trị cuộc đời giúp chia sẻ kiến thức, kỹ năng, công cụ và kinh nghiệm của thế hệ đi trước cho các bạn trẻ đi đúng hướng - làm rõ Tầm nhìn (khát vọng đời mình), Sứ mệnh (Nhiệm vụ nên thực hiện trong đời) và Giá trị văn hóa chuẩn mực. Cuối cùng là hỗ trợ tư vấn Chiến lược thực thi hiệu quả phù hợp năng lực bản thân mỗi người.

  • Trang bị/ bổ sung một hệ thống tư duy nền tảng về cuộc đời và con người, về thành công và hạnh phúc, từ đó mỗi người có thể hạnh phúc viên mãn với chính cuộc đời mình.
  • Hiểu “quản trị cuộc đời” và “chiến lược cuộc đời” để biết cách lãnh đạo bản thân và làm chủ cuộc sống, từ đó trở thành con người mình muốn và sống cuộc đời mình mơ;
  • Góp phần giúp lãnh đạo hiện thực hóa “mô hình quản trị của tương lai” trong doanh nghiệp mình (khi mà con người ngày càng tự do hơn), đó là, “quản trị bằng văn hóa”.

Bạn sẵn sàng cùng tôi thực hiện Sứ mệnh?

Tham gia chia sẻ trên diễn đàn " CỘNG ĐỒNG HẠNH PHÚC" 

https://www.facebook.com/groups/876156366658366




Images

10 BÀI HỌC LÃNH ĐẠO TỪ TỔNG THỐNG ABRAHAM LINCOLN

Cuộc đời Tổng thống Abraham Lincoln là một cuốn sách mà ở đó người ta khám phá ra vô vàn các bài học về lãnh đạo. Có lẽ không nhiều người biết rằng, từ một người thuộc tầng lớp thấp nhất trong xã hội, có tuổi thơ nghèo đói, không được học hành nhiều, Abraham Lincoln trở thành một trong những vị Tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ. Nguồn gốc sâu xa của những thành công ấy chính là quá trình tự rèn luyện của ông trong suốt cuộc đời. Điều gì khiến cho Lincoln trở thành người đứng đầu được nhiều người ngưỡng mộ và tôn trọng?



Dưới đây là 10 bài học lãnh đạo được đúc kết từ cuộc đời ông.

1. Lắng nghe quan điểm của tất cả các bên
Một ví dụ rất điển hình, vào năm 1861, Mỹ xảy ra Nội chiến. Đó là cuộc chiến giữa miền Nam và miền Bắc kéo dài đến năm 1865 mới kết thúc. Mặc dù là người miền Bắc, nhưng ông vẫn thấu hiểu tình cảnh khổ cực của nhân dân miền Nam, chính từ sự thấu hiểu đó, ông đã nhanh chóng nhận được cảm tình của nhân dân miền Nam và ổn định được tình hình, sự thấu hiểu đó bắt nguồn từ sự lắng nghe – thói quen đã trở thành cố hữu của ông, ông lắng nghe mọi tù binh miền Nam tâm sự, lắng nghe cả những chỉ trí của các vị tướng miền Nam.

Như Henry Davi Thorea từng nói: “Để nói sự thật, bạn phải mất hai lần. Một lần để nói và một lần để lắng nghe”. Để người khác nghe bạn và khơi dậy được cảm xúc ở nơi họ, hãy tìm hiểu xem đối tượng mà mình nhắm tới là ai. Muốn vậy, chỉ có cách duy nhất là lắng nghe. Hiểu rõ họ chính là hiểu rõ những gì mình sẽ nói và nắm được phần trăm thành công của bài diễn thuyết. Mặt khác, có thấu cảm với họ, mới hiểu được tại sao mọi người lại làm cái điều mà chúng ta không đồng tình.

2. Biết thư giãn để lấy lại năng lượng
Trong trường hợp của Lincoln, mặc dù trong lúc Nội chiến ở thời điểm khốc liệt, song ông vẫn đi tới nhà hát khoảng 100 lần. Trong các cuộc họp Nội các đầy căng thẳng, người kể những câu chuyện cười hài hước để cuộc họp bớt căng thẳng, không ai khác, cũng chính là ông.

Không chỉ Lincoln, Roosevelt cũng vậy. Trong khi chiến tranh thế giới hai đang diễn ra khốc liệt và đầy căng thẳng, vẫn có lúc, ông dành hàng giờ liền để tự pha cocktail. Những lúc như vậy, ông đề ra một quy tắc rằng: những người tham dự không được phép nói bất cứ điều gì về chiến tranh. Thay vào đó, họ thảo luận về những cuốn sách và các hoạt động nghỉ ngơi thư giãn khác.

3. Khi mắc lỗi, dũng cảm nhận lỗi và rút ra bài học từ những lỗi lầm ấy
Khi đã mắc lỗi, dừng tìm cách trốn tránh nó, chỉ kiến mọi thứ tồi tệ hơn mà thôi. Việc sửa chữa khuyết điểm phải diễn ra càng sớm càng tốt. Đây là điều mà Lincoln đã thực sự làm tốt và ông luôn là tấm gương thực sự. Chính điều này khiến những người đồng minh và những đối thủ của ông cũng phải khâm phục và kính trọng ông.

Khi ông tức giận, ông thường viết một bức thư thật gay gắt kịch liệt. Rồi cũng chính ông là người đầu tiên quên nó đi và không bao giờ gửi.

4. Đừng tham lam vinh quang
Lincoln biết rằng ông sẽ không thể hoàn thành công việc và tất cả mọi thứ nếu như không có sự giúp sức của Nội các và các nhân viên dưới quyền. Chính vì vậy, khi thành công, ông đều chia sẻ vinh quang, vinh dự cho những người cộng sự của mình.

5. Hãy trao cơ hội cho tất cả mọi người
Lincoln có một cách dụng người rất đặc biệt. Nếu ông có một điểm yếu nào đó, ông sẽ chọn một người giỏi về lĩnh vực đó để làm đối trọng. Ông luôn đưa tất cả các đối thủ của mình vào làm việc trong Nội các do ông lãnh đạo. Ông đã thực hiện điều này với Edwin M. Stanton, người công khai coi thường ông trên báo chí. Ông đề bạt Stanton lên làm Bộ trưởng Bộ Chiến tranh bởi vì ông cảm thấy rằng Stanton là người thích hợp nhất với công việc và cương vị này mặc dù Stanton cũng không thích ông cho lắm.

Với Lincoln, bất cứ ai cũng có thể được ông chỉ định vào một chức vụ nào đó nếu khả năng của họ là xuất sắc trong lĩnh vực đó.

6. Luôn lạc quan và bình tĩnh trong khủng hoảng
Bất cứ khi nào có một điều tồi tệ nào đó xảy ra trong cuộc Nội chiến, Lincoln đều đến chơi, thăm hỏi để động viên tinh thần anh em binh lính. “Nêu gương là thứ có hiệu quả và sức thuyết phục mạnh nhất” – Kearns Goodwin từng nói như vậy. Vì bạn là lãnh đạo, nên chính trong những thời điểm cam go và khó khăn nhất, hãy để cho cấp dưới và những người đi theo bạn nhìn thấy bạn. Tinh thần và thái độ của bạn lúc đó như thế nào sẽ quyết định tinh thần của cả tập thể.

7. Kiểm soát và làm chủ thời gian
Thường sau khi nhận được những phàn nàn hay những góp ý của công chúng, Lincoln sẽ thay đổi các chính sách cho phù hợp. Sau khi tham khảo thái độ, phản ứng của nhân viên và những cộng sự của bạn, hãy đưa lựa chọn thật chính xác khi nào nên tuyên bố quyết định thay đổi, khi nào nên đưa ra cách thức mới để tiến hành công việc mà bạn đang làm.

8. Luôn dùng ví dụ để minh họa các vấn đề khi nói
Lincoln thường dành nhiều ngày để chuẩn bị các bài phát biểu và viết thư. Ông cố sử dụng càng nhiều ví dụ càng tốt, mà những ví dụ đó đều là những điều gần gũi trong cuộc sống thường ngày. Như vậy, người nghe có thể liên hệ liên tưởng và hình dung vấn đề tốt hơn.

9. Hãy là nhà diễn thuyết bậc thầy
Theo ông, để thuyết phục người nghe, chỉ nói đúng thôi chưa đủ. Tất cả những con số, sự kiện quan trọng sẽ trở nên vô nghĩa nếu bạn không biết gắn nó vào những điều gần gũi và đơn giản hơn. Do vậy để trở thành lãnh đạo, trước tiên hãy là nhà diễn thuyết bậc thầy để có thể thuyết phục đám đông.

10. Nhận trách nhiệm về những sai lầm của cấp dưới
Lincoln biết rằng ông là lãnh đạo và là vị chỉ huy của cả một tập thể. Chính vì vậy, ông nhận trách nhiệm một cách tự nguyện cho những gì mà nhân viên của ông đã gây ra. Đó là phẩm chất của người lãnh đạo vĩ đại, luôn đứng mũi chịu sào mọi vấn đề.

Nguồn Afamily