NGƯỜI GIÀU TÂM THÁI

 

NGƯỜI GIÀU TÂM THÁI 

Tâm thái là 1 trong 4 giá trị Phi vật chất của một con người, ba giá trị phi vật chất còn lại là Trí tuệ, Nhân cách, Phẩm chất.

Giá trị vật chất của một người có thể nhìn thấy, cảm thấy, cảm nhận và nhận biết bên ngoài gồm có Năng lực, Thể chất và Vật chất.


NGƯỜI GIÀU TÂM THÁI

Người giàu tâm thái là người luôn giữ được xuyên suốt trạng thái cảm xúc Trân trọng biết ơn ở lớp Tình, Bao dung ở lớp Tánh và An vui ở lớp Tâm.

NGƯỜI LÀM CHỦ TÂM THÁI

Người làm chủ tâm thái là người chủ động chọn lựa và chịu trách nhiệm với những chọn lựa bên trong nội tâm để làm chủ hoàn cảnh bên ngoài.

1. TÂM AN VUI 

- Là trạng thái nhận thức (cảm xúc) nội tâm mà khi đó THAM & TƯỞNG về TÀI hay về SẮC – hay về DANH – hay về THỰC – hay về THÙY được BUÔNG – được DỪNG –  được THÔI – được DỨT.

- Là trạng thái nhận thức nội tâm xuất phát từ SỰ CHÂN THẬT nơi chính mình. Xuất phát từ NGHE – THẤY – NÓI – BIẾT mà không dính mắc vào lớp TÌNH và lớp TÁNH của con người.

- Là trạng thái nhận thức nội tâm: biết mình đang NGHE, biết mình đang THẤY, biết mình đang NÓI, và biết mình đang BIẾT.

Tâm thái an vui: Là việc sở hữu đủ đầy hay không sở hữu đủ đầy vật chất thỏa mãn tánh TƯỞNG và tánh THAM cũng không còn là yếu tố quyết định SỰ VUI VẺ.

Người đạt tâm thái an vui: Là người mà khi nghe và thấy vấn nạn của đối phương, là khi đó chỉ biết mình đang NGHE - Chỉ biết mình đang THẤY (Có thể được gọi là LẮNG NGHE TRONG AN VUI, THANH TỊNH)

Người đạt tâm thái an vui là người thấu triệt 3 câu hỏi quan trọng đời người.

2. TÁNH BAO DUNG

Có 4 cấp độ để đạt sự Bao dung ở lớp tánh đó là Bao dung - Khoan dung - Vị tha - Tha thứ.

NGƯỜI THA THỨ

Người có đức tính tha thứ là khi 10 phần lỗi người nhập vào trong mình hết. 

Sau một thời gian cái lỗi trong người đó giảm xuống còn khoảng 6_7 phần lỗi. Vì lỗi vẫn còn nên khi người ta nhắc đến vẫn còn bực bội. Dù hình tướng thì người nói: Tôi tha thứ, nhưng khi đụng chuyện tái lại cái lỗi đó thì sẽ bùng nổ. Người như vậy gọi là người có đức tính tha thứ.

NGƯỜI VỊ THA

Người vị tha là người khi 10 phần lỗi của người, qua góc nhìn của họ gọt giảm xuống chỉ nhận vào người 6-7 phần.

Sau một thời gian bỏ dần còn khoảng dưới trung bình một chút là khoảng 4-5 phần. Trung bình với dưới trung bình một chút tưởng rằng đã quên đi, nhưng mà nhiều lần lặp lại cái điều đó thì  nó lại trỗi dậy. Là người có đức tính vị tha.

NGƯỜI KHOAN DUNG

Người khoan dung là khi lỗi của người khác có 10 phần, qua ánh mắt nhìn của họ cảm nhận còn khoảng cỡ 4_5 phần lỗi. 4-5 phần lỗi này đi vô trong người họ giảm còn lại 1-2 phần. Và theo thời gian thì mất đi, khi sự lặp lại của cái điều đó nếu không quá nhiều thì cái lỗi đó cũng tan dần đi. Người như vậy gọi là người khoan dung.

NHÂN CÁCH BAO DUNG 

Theo định nghĩa của UNESCO:

- Bao dung là tôn trọng, thấu hiểu sự khác biệt của người khác đối với mình trong phong tục tập quán, quan niệm sống, niềm tin và tôn giáo, chủng tộc và cách thức hành động.

- Chấp nhận cho người khác làm những việc mà bản thân mình không tán thành trong một sự giới hạn nhất định để hướng họ tự giác đến sự tốt đẹp.

Theo hệ quy chiếu của cấu trúc con người của WiT:

- Bao dung là trạng thái nội tâm không dính mắc với bất kì điều gì diễn ra trong tâm trí do tác động của hoàn cảnh bên ngoài.

- Bao dung là trạng thái nội tâm mà khi đó tánh tham và tưởng được dừng lại.

Người bao dung với con người: là người mà trạng thái nội tâm của họ không dính mắc với bất kì điều gì ở hành vi của người khác. 

BAO DUNG:

Thông tin hóa: Là Trạng thái Nội tâm không Dính mắc với bất kỳ điều gì diễn ra trong Tâm trí do tác động của hoàn cảnh bên ngoài.

Năng lượng hóa: Là Trạng thái Nội tâm mà khi đó Tánh Tham và Tánh Tưởng được dừng lại.

Vật chất hóa: Tôn trọng, Thấu hiểu, Chấp nhận


3. TRÂN TRỌNG BIẾT ƠN Ở LỚP TÌNH

TRÂN TRỌNG BIẾT ƠN là trạng thái cảm động nội tâm trước sự vật, sự việc, hiện tượng hay con người.

Người trân trọng – biết ơn là người mà trạng thái nội tâm của họ LUÔN CÓ SỰ CẢM ĐỘNG trước sự vật, sự việc, hiện tượng hay hành vi của người khác.

Cảm động nội tâm là trạng thái cảm nhận bên trong nội tâm xuất hiện khi điều mình không xứng đáng có nhưng mình lại có, là điều mà bản thân nhận được vượt ngoài cái tưởng và tham của thực tại về tài, sắc, danh, thực thùy.

Nuôi dưỡng sự cảm động nội tâm để khởi tạo sự trân trọng biết ơn với con người.

Điều mình làm cho người khác là điều nên làm. Điều người khác làm cho mình là điều không nên.

Trân trọng biết ơn là trạng thái của nhận thức bên trong làm nền tảng thì nó mới bộc lộ ra cảm xúc thật sự bên ngoài.

# WiT

# CongDongHanhPhuc.vn



Nhận xét

Kiến thức nội tâm

ĐỔI HÌNH ĐỔI ĐỜI

BỨC TRANH ĐẸP NHẤT LÀ NHÌN THÁY RÕ TƯƠNG LAI CỦA CHÍNH MÌNH.

TRƯƠNG LAM SƠN, NGƯỜI ĐAM MÊ CÁI ĐẸP

VƯỢT LÊN NỔI SỢ HÃI BẢN THÂN ĐỂ THÀNH CÔNG

BÍ QUYẾT THU HÚT MỐI QUAN HỆ CHẤT LƯỢNG

20 NĂM NHƯ MỘT GIẤC MƠ

HÀNH TRÌNH TÌM VỀ SỰ CHÂN THẬT