TÍCH TẠO CÔNG ĐỨC PHƯỚC ĐỨC - ĐỔI ĐỜI NHƯ Ý

 Thì ra TÍCH TẠO CÔNG ĐỨC PHƯỚC ĐỨC ĐỔI ĐỜI NHƯ Ý


Con người luôn bị cho phối bởi 3 góc nhìn Khoa học, Tôn giáo ( Tín ngưỡng) và Đạo lý. Ai bị chi phối bởi góc nhìn gì thì tư duy, suy nghĩ và hành động theo đó mà hình thành. Người có trí tuệ hơn thì họ vận dụng cả 3 góc hình cho đời mình và thường họ có hiện thực rất tốt đẹp và đứng trên vấn nạn đời người: Sức khỏe, Mối quan hệ, Tài chính và sự An vui thanh tịnh trong tâm hồn.

#2: Góc nhìn Tôn giáo (Tín ngưỡng)

SỰ CHÂN THẬT

Định nghĩa: Sự chân thật là những gì không thay đổi qua không gian và thời gian. 

Vậy con người chúng ta có sự chân thật không? Có. Đó là Ý nghe Ý Thấy ý Nói Ý biết được bao bọc bởi lớp điện từ quang nên không thay đổi qua không gian và thời gian. Chúng ta có mở mắt hay nhắm mắt chúng ta cũng thấy, chúng ta vẫn nghe dù bịt tai hay không vẫn nghe có âm thanh và nghe cái không có âm thanh,...

Có 1 bí mật đó là Con người chúng ta phần lớn bám trụ vào sự thay đổi: Mưu cầu vật chất như nhà to cửa rộng, của cải ngày càng nhiều hơn hay công danh sự nghiệp to lớn; gia đình viên mãn hạnh phúc; sức khỏe và sắc đẹp,...Những thứ này sẽ thay đổi qua năm tháng nên chúng ta luôn mong cầu ngày càng nhiều để thỏa tham và tưởng về tài sắc danh thực thùy của mình. 

Có câu nói, dựa vào núi núi rồi cũng lở, dựa vào người người cũng rời xa. Vậy đời này chúng ta nên có gì và mang theo thứ gì cho kiếp sau nếu chúng ta tin vào kiếp luân hồi? 

Con người chúng ta được cấu tạo bởi 4 lớp, đó là Tâm Tánh Tình Thân.

1. Lớp Tâm là Sự chân thật (tên gọi khoa học)

Con người chúng ta có sự chân thật nằm trong sâu thẫm của mình. Đó là Ý Nghe, Ý Thấy, Ý Nói, Ý Biết do chúng ta huân tập thông qua những gì nghe thấy nói biết ở hàng hà sa số đời đến hôm nay. Từ đó hình thành nên cuộc sống hiện thực của mình hôm nay. Tập trung 4 khía cạnh cuộc sống, đó là Tài chính có gì, Mối quan hệ xã hội/ gia đinh như thế nào, Sức khỏe ra làm sao và Nội tâm an vui hạnh phúc làm sao.

Chính những điều huân tập tạo ra Tổng nghiệp Thức - sự hiểu biết, Tổng nghiệp Duyên - tổng những nhân duyên/ mối quan hệ với con người và Tổng nghiệp Quả là những kết quả chúng ta tích tạo từ trước đến nay. 

Cho nên, để đổi đời cần kiểm soát cái NGHE và THẤY - chọn lọc nghe và thấy điều tốt đẹp, tích cực để nuôi dưỡng tâm hồn, khởi tạo nguồn năng lượng dương. Từ đó làm lớn cái BIẾT để thay đổi cái NÓI chân thật giúp mình tích tạo Công đức phước đức qua 7 Bố thí đời người: Nhan Nhãn Ngôn Tâm Phòng Thân Tọa. (sẽ có bài chia sẻ chi tiết để ứng dụng).

2. Lớp Tánh 16 tánh người (tên gọi nhà Phật)

Tính cách hay cái tôi của con người được hình thành qua 16 Tánh người và mức độ giao động âm dương của Tánh tham, Tánh sân, Tánh Si, Tánh mạn, Tánh nghi, Tánh ác, Tánh kiến.

Thọ Tưởng Hành Thức, Tài Sắc Danh Thực Thùy, Tham Sân Si Mạn Nghi Ác Kiến. Trong đó, THAM và TƯỞNG là trọng điểm tánh người. Tham và Tưởng về Tài Sắc Danh Thực Thùy sẽ quyết định mức độ cấp độ của Sân Si Mạn Nghi Ác Kiến quyết định Thọ cái gì, Thức ra sao và Hành như thế nào.

Cho nên, THAM nên cân bằng trên 04 động lực sinh tồn: Tham cho mình, cho gia đình, cho tổ chức và cho xã hội.

THỌ: Nhận, thu nhận vào TƯỞNG: Tưởng tượng (hiện tại), tưởng nhớ (quá khứ), Liệu định (tương lai) HÀNH: Truy xuất ra THỨC: Biết, ý thức TÀI: Tiền tài, tài năng SẮC: Sắc thân (trọng sắc thân đứt tay là đau khổ, ai làm tổn hại là đau khổ), sắc tướng (chải khăn mà không vuông vắn là không thích, nấu ăn đủ màu sắc, mặc trang phục, ngôn ngữ, công việc đâu ra đó, nhà lúc nào cũng sạch sẽ,…) DANH: Danh tiếng THỰC: Ăn THUỲ: Ngủ, nghỉ THAM: Ham muốn, (mong muốn) không được đồng hoá là tham lam, khi mong muốn cho bản thân gọi là tham lam, cho người khác là hào phóng SÂN: Dận giữ SI: Mê muội MẠN: Ngạo mạn NGHI: Hoài nghi ÁC: Tàn ác KIẾN: Cố chấp.


3. Lớp Tình (tên gọi dân gian) đó là cảm xúc của con người hình thành từ sự phức hợp của 16 Tánh người.

4. Lớp Thân tứ đại (Đất Nước Khí Lửa) Con người được cấu tạo bởi Đất (dinh dưỡng) Nước, Khí ( hơi thở), Lửa ( thân nhiệt) và cân bằng 4 yếu tố này giúp con người cân bằng sức khỏe.

Góc nhìn Đông y có tên Bát Đại Duyên Hợp là Tâm Tánh Tình Đất Nước Khí Lửa Điện từ. Tâm an vui, Tánh bao dung, Tình trân trọng biết ơn, cân bằng dinh dưỡng thì cân bằng thể Đất, Nước thì biết uống đúng cách và đủ, cân bằng hơi thở, hơi ấm, điện từ âm dương và điện từ quang cân bằng.

NỘI TÂM của chúng ta gồm Tâm Tánh Tình.

- Lớp Tâm được bao bọc bởi điện từ quang hay còn gọi là điện từ cân bằng. Tâm đón nhận bằng sự chân thật mà không bị đối đãi bởi lớp Tình và phân tích phân biệt bởi lớp Tánh. Lúc đó, chúng ta đón nhận bằng sự chân thật nơi chính mình, khởi tạo Tâm An vui thanh tịnh.

- Lớp Tánh chứa trong 16 Tánh người được bao bọc bởi điện từ âm dương và dùng phân tích phân biệt thật giả, tốt xấu, đúng sai, nên không nên từ con người, sự vật, hiện tượng hay hoàn cảnh.

Đây là tầng nhận thức nội tâm bậc 1 hay còn gọi là trí tuệ tầng bậc 1. Nếu chúng ta biết dịch chuyển trạng thái rung động điện từ nội tâm cân bằng hướng dương thì tần số rung động cao và siêu cao từ đó cảm nhận thế giới quan tốt đẹp -> đời vui tươi đầy sức sống.

- Lớp Tình được tạo ra từ sự phức hợp của 16 tánh người từ đó chúng ta đối đãi như thế nào với thông điệp đến với mình. Nếu thông điệp bất như ý, chúng ta hãy trân trọng biết ơn bài học để sửa mình tốt hơn và giải nghiệp chướng của mình. 

LÀM CHỦ NỘI TÂM: là chủ động chọn lựa và chịu trách nhiệm với chọn lựa bên trong nội tâm để làm chủ hoàn cảnh bên ngoài.


TÁNH KHÔNG

Khi đón nhận thông điệp gì, chúng ta không có suy nghĩ gì nghĩa là chỉ biết mình đang nghe, chỉ biết mình đang thấy, chỉ biết mình đang nói, chỉ biết mình đang biết → đón nhận bằng lớp tâm và xuất phát từ sự chân thật nơi chính mình → khởi tạo tánh không của nội tâm → Đạt được tâm thái an vui. 

03 KHỐI ĐỨC

Con người mang theo mình xuyên suốt hàng hà sa số đời 1 trong các Khối đức gồm Công đức, Phước đức và Ác đức. 

- Công đức tương ứng với điện từ quang chứa trong vỏ bọc tánh chân thật, được tích tạo khi giúp người khác nâng tầm nhận thức nội tâm, nâng tầng bậc trí tuệ (tầng bậc 3). Hay nói cách khác giúp cho người khác nhận được sự chân thật nơi chính mình, tánh không, an vui. (một phần nhỏ công đức). Theo hệ quy chiếu của nhà Phật tích tạo công đức thì giúp người ta giác ngộ giải thoát. (tích tạo công đức để cân bằng tánh người, cho cuộc sông an vui, nâng cao tần số rung động năng lượng).

- Phước đức tương ứng với điện từ dương được tích tạo khi giúp người khác vui vẻ, chứa trong vỏ bọc tánh người thay vì làm sao để tích được phước đức thì chúng ta dùng 7 bố thí nhan nhãn ngôn tâm phòng thân toạ.

- Ác đức tương ứng với khối điện từ âm được tạo ra do làm cho con người đau khổ chứa trong vỏ bọc tánh người. 

Có nhiều người hành vi làm việc thiện nhưng khả năng tích ác đức không? Có ai hết mình chăm sóc cho con cái nhưng cuối cùng con oán trách mình? Tại sao lại tích ác đức mặc dù hành vi của mình là thiện? Đối tượng tích ác đức hay phước đức là do con người, có người không làm gì hết nhưng chỉ cần thấy mặt là người ta không có ưa. Có một số anh chị đi làm từ thiện mà người ta oán trách, họ sân si luôn. Tại sao lại như vậy? Là do làm con người đau khổ. Vì vậy, phải mang giá trị thực cho con người chứ không phải hành vi của mình mang lại ác đức hay công đức phước đức.

NHỮNG ĐIỀU SAU ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG ĐỨC, PHƯỚC ĐỨC 

- Oán trách: Mất phước, vì trạng thái điện từ của nôi tâm âm, phước là dương âm lên thì mất phước, ví dụ một ly nước màu trắng nhỏ 1 giọt mực thì nước còn, đổ cả một lọ thì càng đen, lúc oán trách điện từ kéo xuống âm thì mất phước. 

Phụ nữ dễ bị mất phước do oán trách vì cấu trúc điện từ của người phụ nữ cấu trúc điện từ âm nhiêu hơn, nhưng bây giờ đang cân bằng dần 50 – 50 do chuyển đổi điện từ của trái đất, thời mạc thượng pháp người phụ nữ sẽ cân bằng hơn nhưng cấu trúc điện từ vẫn âm 55% nên dễ khởi sự oán trách, nên xã hội ít ghi nhận sự nỗ lực của người phụ nữ, nếu người phụ nữ oán trách thì họ không nhớ những gì họ đã làm trước đây, họ chỉ nhớ những gì không có tốt đẹp của người phụ nữ. Người đàn ông nhanh bị mất phước do oán trách, đàn ông cấu trúc điện từ dương nhưng đột ngột oán trách thì rất âm, sự nghiệp tan dã trong giây lát. Dễ là thường xuyên bị, nhanh thì chỉ trong tích tắc. 

TRÂN TRỌNG BIẾT ƠN XOÁ ĐI OÁN TRÁCH. 

- Ngạo mạn (trên sự tự cao, tức là quá dương): 

Đàn ông dễ mất phước do ngạo mạn vì cấu trúc điện từ người đàn ông là dương nên dương quá hoá âm. Phụ nữ nhanh mất phước báu do ngạo mạn, lo cuộc sống gia đình, ra ngoài bôn ba nhưng cuối cùng vẫn có cảm giác không có hạnh phúc, mình mạnh mẽ như vậy nên ông chồng phải yếu đi mới phù hợp với mình, nên phụ nữ mạnh mẽ không thể kết hôn với người đàn ông mạnh mẽ. Chỉ thu hút được người chồng yếu hơn mình, qua thời gian trở lên ngạo mạn và nhanh bị mất phước báu. 

KHIÊM TỐN XOÁ ĐI NGẠO MẠN Sân si (giận dữ, mê muội): cả nam và nữ đều mất phước.

- Sân si (giận dữ, mê muội): cả nam và nữ đều mất phước 

- Tà dâm mất phước 

- Chấp kiến: Kiến là cố chấp rồi chấp vào cái cố chấp thì bôi đen công đức, những gì mình biết là đúng, mọi người là sai, dần dần trí tuệ bị lu mờ khi chấp kiến nên bôi đen công đức, nên con người của mình chấp không cái gì cũng không thì không có muốn làm gì, người chấp có là người họ nói phải có nhà, có xe, có nhà cửa, người ta có gì mình có cái có cái đó. Có những lúc cần chấp không, có những lúc cần chấp khó thì mới xoá đi được chấp kiến. 

KHÔNG CẠNH TRANH PHƯỚC BÁU VỚI NGƯỜI KHÁC Đi đâu mà chúng ta luôn có khối điện từ dương và cân bằng thì chúng ta có cuộc sống tốt. Công đức phước đức đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ TSRĐNN. 


TỔNG NGHIỆP THỨC DUYÊN QUẢ

Tổng nghiệp

Hiểu một cách đơn giản tổng tất cả những suy nghĩ và hành động của con người ở hàng hà sa số đời (theo nhà Phật, ai chấp kiến đoạn là tin con người mình hết kiếp này là hết không có đời trước và đời sau thì thua, chấp kiến thường tức là tin con người mình có luân chuyển nhiều đời, chấp kiến thường cũng không tốt vì chết rồi lại luân chuyển sang đời sau) 

- Tổng nghiệp thức: Là tổng tất cả những hiểu biết của chúng ta ở hằng hà sa số đời.

- Tổng nghiệp duyên: Là tổng hợp tất cả những nhân duyên của chúng ta với con người ở hàng hà sa số đời. 

- Tổng nghiệp quả: Là tổng kết quả cuộc sống của chúng ta ở hàng hà sa số đời. Hằng hà sa số đời là dài thật là dài. 

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA TIỀM THỨC Ví tiềm thức của con người như một mảnh đất màu mỡ, trong não bộ có một nơi gọi là tiềm thức (khoa học) hay còn gọi là tàng thức (nhà Phật). Trong tiềm thức chứa gì?

Nhà phật cho biết trong tiềm thức chứa các hạt mầm, hoặc các cây, hoặc cây chưa cho ra quả. Nhưng chỉ có 3 loại đó là cây thức, cây duyên, cây quả. Trong đầu chứa những kiến thức, những hiểu biết, có cái là hạt mầm, có cái là cây chưa cho ra quả, có cây đã ra quả. 

Ví dụ Năng khiếu, người ta đi tìm những người có năng khiếu để bồi dưỡng bản chất đó là quả, nên chỉ cần bồi dưỡng sơ sơ là ngon. Một số anh chị đánh máy, có người trong tích tắc đánh máy nhanh không thể hình dung. Có một số người đọc cuốc sách liên quan đến sức khoẻ, tự nhiên giống như mình học môn đó từ lâu rồi. 

Duyên: Tiếp xúc với một người tự nhiên không ưa, hay muốn yêu thương liền là do tổng nghiệp duyên trong nhân duyên đã có cái đó. Trong tiềm thức có chứa hạt mầm hiểu biết thức, duyên, quả. 

Trong quá trình chúng ta nghe, thấy, nói, biết có một thuật ngữ tên gọi là HUÂN TẬP. Huân tập là thu nạp và tích luỹ vào mà không có giới hạn, rào cản (lọc), hàng ngày nghe thấy nói biết huân tập vào tàng thức tất cả những thức duyên quả qua lớp tánh và lớp tình của con người, trong quá trình huân tập đã tích luỹ điện từ vào hạt mầm thức duyên quả, điện từ tích luỹ điện từ vào con người có âm, có dương, có cân bằng, tập trung vào âm dương. Trong quá trình huân tập nghe thấy nói biết qua lớp tánh lớp tình điện từ dính vào trong đó và huân tập vào tàng thức. Tại sao gặp một người không ưa là trong quá khứ khi huân tập về người đó vào tàng thức với trạng thái rung động điện từ nội tâm âm nên hạt mầm huân tập vào tàng thức tích điện từ âm, vì vậy trong nhân duyên khi gặp người đó sẽ không ưa họ. 

Ông chủ vườn tên Ý, ông ghé thăm cây nào thì bón phân tưới nước cho cây đó, ghé thăm thường xuyên thì cây đó nhanh ra quả. Nếu ông ghé thăm với trạng thái điện từ nội tâm là âm thì sẽ cho ra quả bất như ý.

Đặt ý là điện từ cân bằng không âm không dương (hay nó rất cân bằng) Khởi ý là đã dính tham tưởng nên có thể âm hay dương.

TƯ DUY

Trọng điểm 1: Mình rõ hình mình mong muốn, muốn sở hữu, giữ nó, rõ nó. Quả hiện tại bất như ý mình có muốn đổi quả không? 

Trọng điểm 2: Tích tạo công đức phước đức theo chiều hướng mình mong muốn. 

Trọng điểm 3: Là huân tập nghe thấy nói biết theo chiều hướng mong muốn để thay đổi khái niệm nguồn. 

Khi có tư duy thì mình mới lựa chọn được tổng nghiệp phù hợp.

ĐỊNH NGHĨA THỜI GIAN 

1. Nếu chúng ta thừa nhận thời gian là quá khứ, hiện tại, tương lai thì những gì diễn ra trong quá khứ là nhân mà nó gặt quả của ngày hôm nay, chúng ta không thể thay đổi được hiện tại. 

2. Nhưng nếu ta thừa nhận thời gian bản chất là sự thay đổi tần số rung động năng lượng giữa các điểm khác nhau trong không gian thì mình có thể thay nhân trong quá khứ để đổi quả ở hiện tại.

Lưu ý: Sự kiện trong quá khứ không thay đổi nhưng chúng ta được quyền thay đổi trạng thái rung động điện từ nội tâm để đổi quả ở hiện tại. 

Ví dụ: Trong quá khứ, khi nhắc đến sự kiện nào đó với chồng/ vợ mà mình đặt vào đó với trạng thái rung động điện từ nội tâm âm thì mỗi khi nhắc đến chồng thì ông ý đặt với trạng thái rung động điện từ nội tâm âm dẫn đến mối quan hệ vơj chồng bất như ý, nhưng nếu ta thay đổi trạng thái rung động điện từ nội tâm theo chiều hướng dương khi nhắc đến ông chồng thì ngay lập tức mối quan hệ xã hội thay đổi. 


Như vậy muốn đổi quả của trải nghiệm nhân sinh, thế giới và vũ trụ thì phải thay đổi nhân đó là tần số rung động năng lượng. Muốn thay đổi tần số rung động năng lượng thì phải đổi nhân đó là trạng thái rung động điện từ của nội tâm. Trạng thái rung động điện từ nội tâm thì luôn luân chuyển âm dương cân bằng do quá trình huân tập nghe thấy nói biết liên tục diễn ra. Vì vậy, chúng ta phải thay đổi cái nhân đó là nhân của nhân của nhân hay nhận thức nội tâm của con người. 

Khi trạng thái rung động điện từ của nội tâm cân bằng thì tất cả các cây cho ra quả nó sẽ ngừng trổ quả → dựa vào mấu chốt này để thay đổi trạng thái rung động điện từ nội tâm. Muốn chuyển đổi từ âm qua dương thì phải đưa về cân bằng trước.

PHƯƠNG PHÁP TÍCH TẠO CÔNG ĐỨC PHƯỚC ĐỨC TỪ 07 BỐ THÍ GỒM NHAN THÍ (NỤ CƯỜI YÊU THƯƠNG), NHÃN THÍ ( ÁNH MẮT CHỨA ĐỰNG CON NGƯỜI, CHỨA HÌNH ẢNH TỐT ĐẸP, CHỨA ĐỰNG VÀ NHÌN THẤT SỰ CHUYỂN HÓA CỦA CON NGƯỜI), NGÔN THÍ (LỜI NÓI GIÚP NGƯỜI VUI VẺ, HY VỌNG, NIỀM TIN, TRÍ TUỆ, KHÍCH LỆ, KHẲNG ĐỊNH, XÂY DỰNG), TÂM THÍ (LÒNG BIẾT ƠN), PHÒNG THÍ ( LÒNG BAO DUNG), THÂN THÍ ( HÀNH ĐỘNG NHÂN ÁI) VÀ TỌA THÍ ( NÂNG TẦM CON NGƯỜI).

(Có bài chia sẻ chi tiết sau nha cả nhà)




Nhận xét

Kiến thức nội tâm

THAM TƯỞNG ĐỜI NGƯỜI

TRIẾT LÍ GIÁO DỤC TẬN GỐC

GIÀU TOÀN DIỆN

NGƯỜI GIÀU VẬT CHẤT

NHAN THÍ - BỐ THÍ NỤ CƯỜI

NGƯỜI GIÀU THỂ CHẤT

LÀM CHỦ CUỘC ĐỜI